Lời Chưa Nói Menu
Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Suy ngẫm. Hiển thị tất cả bài đăng

May mắn cho ai nhận ra điều này trước 30 tuổi

Rate this Post:

{[['', '', ''], ['', '', ''], ['', '', ''], ['', '', ''], ['', '', '']]}

Permalink:



1. Bài học số 1
Bạn tôi ưng ý một chiếc máy tính, cần khoảng 30 triệu, thu nhập mỗi tháng của cậu ta chỉ có 7 triệu.
Vợ cậu ta nói với cậu ta rằng: “Anh điên rồi, anh mà mua thì chúng ta sẽ ly hôn”.
Cậu ta hỏi tôi phải làm sao. Tôi nói: “Cậu không xứng với chiếc máy tính kia, đến thứ mà mình thích cũng không có dũng khí đi giành lấy, thì sau này cậu định lăn lộn trong xã hội thế nào?”.
Cậu ta cắn răng mua chiếc máy tính kia. Để trả nợ, cậu ta bắt đầu tìm một số công việc làm thêm. Cuối cùng, cậu ta đã trả hết nợ trong vòng một tháng. Vợ cậu ta không vì sự điên cuồng của cậu ta mà bỏ cậu ta. Cô ta dẫn cậu ta vào một siêu thị xe, nói: “Ông xã, chúng ta mua trả góp chiếc xe BMW này nhé”. Ban đầu cậu ta giật nảy mình, tưởng vợ mình điên. Một năm sau, cậu ta đã trả được hết khoản tiền của chiếc xe đó.
Kết luận: Đến vật và người mà mình thích bạn cũng không có dũng khí giành lấy, vậy thì bạn đã được định trước là một kẻ thất bại.


2. Bài học số 2
Một vị thiền sư nhìn thấy con bọ cạp rơi xuống nước, bèn quyết tâm cứu nó. Ai ngờ vừa chạm vào nó, đã bị nó chích vào tay. Vị thiền sư không sợ hãi, lại một lần nữa ra tay, lần này ông lại bị chích. Người bên cạnh nói: “Nó lúc nào chẳng chích người, hà tất phải cứu nó?”. Vị thiền sư đáp: “Chích người là bản năng của con bọ cạp, còn lương thiện là bản năng của tôi, sao tôi có thể vì bản năng của nó, mà vứt bỏ bản năng của tôi?”.
Kết luận: Lỗi sai của chúng ta nằm ở chỗ, bởi vì đám đông mà thay đổi bản thân.


3. Bài học số 3
Có người hỏi một người nông dân: “Có trồng lúa mạch không?”.
Người nông dân trả lời: “Không, tôi sợ trời sẽ không mưa”.
Người kia lại hỏi: “Vậy anh có trồng cây bông không?”.
Người nông dân trả lời: “Không, tôi sợ sâu sẽ ăn nó mất”.
Người kia lại hỏi: “Vậy anh trồng gì?”.
Người nông dân đáp: “Không trồng gì cả, tôi muốn an toàn”.
Kết luận: Một người không tình nguyện bỏ ra, không tình nguyện mạo hiểm, thì “không làm nên trò trống gì” đối với anh ta mà nói là chuyện quá hiển nhiên.


4. Bài học số 4
Ba người ra khỏi nhà, một người mang ô, một người mang gậy chống, một người đi tay không. Khi quay trở về, người cầm ô quần áo ướt sũng, người cầm gậy chống bị ngã, người thứ ba bình an vô sự. Thì ra, người có ô khi trời mưa đã bước đi mạnh bạo, cuối cùng bị ướt.
Khi đi chỗ đường trơn, người chống gậy cậy mình có gậy nên đi nhanh, kết quả chốc chốc lại bị ngã. Người đi tay không, khi trời đổ mưa, anh ta trú, khi thấy đường trơn trượt, anh ta đi cẩn thận, ngược lại lại bình yên vô sự.
Kết luận: Đôi khi, không phải là chúng ta thất bại vì khiếm khuyết của chúng ta, mà là thất bại vì ưu thế của chúng ta.


5. Bài học số 5
Một tiểu hòa thượng phụ trách quét dọn lá rơi trong chùa, mỗi ngày phải tốn rất thời gian mới quét xong. Có người nói với cậu rằng: “Trước khi quét dọn cậu hãy dùng sức rung cây cho lá rụng hết, sau đó hẵng quét, như vậy ngày mai sẽ không cần phải quét nữa”.
Tiểu hòa thượng cảm thấy có lý, vui vẻ làm theo, thế nhưng ngày hôm sau, lá vẫn rơi đầy sân chùa.
Kết luận: Bất luận hôm nay bạn có nỗ lực thế nào, thì ngày mai lá vẫn rơi. Dục tốc bất đạt, làm tốt chuyện của ngày hôm nay, chính là có trách nhiệm với cuộc đời của mình.


6. Bài học số 6
Một con quạ trong chuyến bay của mình đã gặp một con chim bồ câu đang trên đường về nhà. Con chim bồ câu hỏi: “Cậu muốn bay đi đâu thế?”.
Con quạ trả lời: “Thực ra tôi không muốn đi, nhưng mọi người đều chê tiếng kêu của tôi không hay, cho nên tôi muốn rời khỏi đây”.
Con chim bồ câu nói với con quạ: “Đừng phí công vô ích nữa! Nếu cậu không thay đổi giọng nói của mình, thì dù cậu có bay đến đâu đi chăng nữa cũng không được chào đón đâu”.
Kết luận: Nếu bạn hy vọng mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp, vậy hãy bắt đầu từ việc thay đổi bản thân mình.


7. Bài học số 7
Một nhà có ba người con trai, họ trưởng thành trong những trận cãi vã không ngừng của cha mẹ, mẹ của họ lúc nào cũng bị cha họ đánh đập thương tích đầy mình.
Người con cả nghĩ: Mẹ thật đáng thương! Sau này mình phải đối tốt với vợ mình hơn.
Người con thứ hai nghĩ: Kết hôn thật chẳng có nghĩa lý gì, sau này mình lớn lên chắc chắn sẽ không lấy vợ!
Người con thứ ba nghĩ: Thì ra, chồng có thể đánh đập vợ như vậy!
Kết luận: Cho dù môi trường sống giống nhau, nếu cách tư duy không giống nhau, sẽ kéo theo những cuộc đời không giống nhau.


8. Bài học số 8
Ở một thị trấn nhỏ, có một vị thương nhân đến mở một trạm xăng, làm ăn phát đạt. Người thứ hai đến, mở một nhà hàng. Người thứ ba đến, mở một siêu thị. Thị trấn này chẳng mấy chốc đã trở nên sầm uất, phồn hoa.
Ở một thị trấn khác, một thương nhân mở một trạm xăng, làm ăn phát đạt. Người thứ hai đến, mở trạm xăng dầu thứ hai. Người thứ ba đến, mở trạm xăng dầu thứ ba. Chuyện làm ăn không phát đạt như họ tưởng.
Kết luận: Cứ một mực đi theo con đường của người khác, tất sẽ thất bại.


9. Bài học số 9
Anh A đi xe đạp, hai chân gắng sức đạp, 1 tiếng đồng hồ chỉ có thể đi được quãng đường khoảng 10 km.
Anh A lái xe ô tô, một chân nhấn vào ga, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được quãng đường 100 km.
Anh A ngồi tàu cao tốc, nhắm mắt lại, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được quãng đường 300 km.
Anh A ngồi máy bay, ăn đồ ăn ngon, 1 tiếng đồng hồ có thể đi được quãng đường 1000 km.
Kết luận: Cùng một người, cùng sự cố gắng, thế nhưng khác nhau ở bệ phóng, kết quả sẽ khác nhau.

Bạn còn nhớ bài hát đấy không?

Rate this Post:

{[['', '', ''], ['', '', ''], ['', '', ''], ['', '', ''], ['', '', '']]}

Permalink:

Trong cuộc đời, chúng ta từng hát rất nhiều bài hát, cũng thích rất nhiều bài hát, có bài nhớ rất rõ, có bài thì quên mất lời, nhưng cũng có những bài ca qua bao năm tháng mà ta vẫn nhớ.

***

Bạn còn nhớ bài hát về ngôi trường thời trung học không?

Rời xa trường lớp đã bao nhiêu năm, ngày họp mặt bạn học cũ tự nhiên có người nhắc đến "Có còn nhớ bài hát về trường chúng ta không?"

Ngại quá, tôi chi còn nhớ một đoạn thôi. Mọi người xúm lại cùng hát, cuối cùng cũng "hợp sức" hát hết được trọn bài.



Ai trong chúng ta cũng từng thuộc những bài hát về trường học của mình như trường thời mẫu giáo, tiểu học, trung học, đại học. Mỗi khi đến ngày hội trường, mọi người tụ họp nhau lại và hát, những lúc đó không có ai rảnh rỗi đi nghiên cứu lời cũng như đi học thuộc lời hát nữa, bởi chúng ta đã thuộc như cháo cả rồi.

Thế mà bao nhiêu năm sau, có lúc nào đó chúng ta cùng ngồi lại nhớ đến những bài hát thuở nào, muốn cùng nhau hát, nhưng chỉ được điệu nhạc, còn đa số lời ca đều đã không nhớ rõ nữa.

Chia tay trường lớp, bước chân vào đời, những khi thất bại, yếu lòng chúng ta tự nhiên lại nhớ về những giai điệu cũ, những ý thơ xưa, đó chẳng phải là những giai điệu về trường cũ sao? Trong những tháng ngày mơ mộng cũ, chúng ta ngày nào cũng từng hát đấy mà. Tự dưng một mình hát lại bài hát cũ, trong lòng cảm thấy bình yên lạ.

Trong cuộc đời, chúng ta từng hát rất nhiều bài hát, cũng thích rất nhiều bài hát, có bài nhớ rất rõ, có bài thì quên mất lời, nhưng cũng có những bài ca qua bao năm tháng mà ta vẫn nhớ. Nhưng bài hát về trường học cũ là mãi mãi. Là mãi mãi vì bài hát đó có thể giúp ta "trị liệu" những vết thương người lớn.

Trích "Tuyển tập tản văn hay" - Trương Tiểu Nhàn

"Sáng rồi, bà ngủ đi"

Rate this Post:

{[['', '', ''], ['', '', ''], ['', '', ''], ['', '', ''], ['', '', '']]}

Permalink:

Phát hiện đồng hồ báo thức đã hết pin, trời lại lạnh, anh không muốn ra ngoài mua pin, anh bèn gọi điện về cho mẹ...

***

Sau mấy tháng trời rong ruổi kiếm việc, cuối cùng anh cũng đã kiếm được một công việc ưng ý. Ngày hôm ấy anh cùng bạn bè ăn mừng, về đến phòng trọ trời cũng đã vào khuya.

Phát hiện đồng hồ báo thức đã hết pin, trời lại lạnh, anh không muốn ra ngoài mua pin, anh bèn gọi điện về cho mẹ...



"Mẹ ơi, ngày mai là ngày đầu tiên con đi làm, trước 6 giờ mẹ gọi điện kêu con dậy nhé !"

"Được ..." Đầu dây bên kia giọng nói nghe rất khàn.

Ngày thứ hai, 5 giờ 45 phút mẹ gọi điện đến...

"Con à, mau dậy đi làm..."

Anh có chút bực khi nhìn thời gian vẫn còn sớm chán, nhưng anh nghe tiếng của cha như đang đứng kế bên nói:

"Bà cũng nên ngủ đi!"

Cười hay khóc!

Rate this Post:

{[['', '', ''], ['', '', ''], ['', '', ''], ['', '', ''], ['', '', '']]}

Permalink:

Và nếu đến một ngày bạn không còn khóc được nữa thì đó cũng là lúc bạn chẳng thể nào có được một nụ cười thật sự.

Có khi nào nụ cười và nước mắt cùng gặp nhau trên một con đường?

***



Khóc là do ta vấp ngã. Cười là khi ta biết tự mình biết đứng lên.

Khóc là khi người thân ta không còn nữa. Cười là biết người thân vẫn tồn tại khi ta nhớ đến họ.

Khóc khi ta buồn trước khó khăn trong đời. Cười là khi ta thành công vượt qua khó khăn đó.

Khóc là khi ta muốn giải tỏa nỗi buồn hay uất ức . Cười khi nhận ra khóc chẳng lợi ích gì.

Ta có thể khóc trong niềm vui và cười trong nước mắt nhưng không được phép cười trên sự đau thương mất mát của người khác.

Không ai khóc mãi và cũng chẳng ai cười hoài. Điều chủ yếu là bạn chỉ khóc khi có lý do chính đáng và biết đứng lên đương đầu với thử thách, có thế nước mắt đổ ra mới không vô nghĩa.

Khi đã tự mình biết đứng dậy và nở một nụ cười trên môi thì lúc ấy, nụ cười là đẹp nhất và có ý nghĩa nhất.

Đừng vội mừng khi thành công vì đó chính là lúc bạn cần phải cố gắng hơn nữa chứ không phải lúc tự đắc, kiêu căng.

Và nếu đến một ngày bạn không còn khóc được nữa thì đó cũng là lúc bạn chẳng thể nào có được một nụ cười thật sự.

Còn nếu bạn chẳng thể nào cười vui hạnh phúc vì đã gặp quá nhiều bất hạnh thì hãy cứ cố gắng cười trong nước mắt để biến nó thành niềm vui.



Đứng trước nỗi đau, ai cũng nghĩ mình thật nhỏ bé, muốn khóc và cảm thấy tuyệt vọng. Nhưng cuộc sống không khi nào thiếu nụ cười...

Vì sau đêm tối, mặt trời lại sáng, chúng ta hãy luôn mỉm cười, bắt đầu tìm cho mình một lối đi trong những lúc đau khổ. Không bao giờ là quá muộn để học được cách bước đi trên nỗi đau!

Theme Settings

x

Sidebar Position

Layout Type

Layout Style

Background Pattern

Example Styles